Chi tiết tin

Hội nghị trực tuyến với một số địa phương về tình hình hoạt động, các khó khăn, vướng mắc và giải pháp phục hồi hoạt động của doanh nghiệp

Sáng nay (20/9), Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì hội nghị trực tuyến với 28 tỉnh, thành về tình hình hoạt động, các khó khăn, vướng mắc và giải pháp phục hồi hoạt động của các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp. 

20.9. Pho Thu tuong Le Van Thanh.jpg
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì hội nghị.

Tại điểm cầu tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có sự tham dự của ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

IMG_8687.JPG
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh

Báo cáo tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến hết tháng 8/2021 cả nước có 563 khu công nghiệp, 19 khu kinh tế ven biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu, 03 khu công nghệ cao thu hút khoảng 10.963 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đạt 230 tỷ USD; 10.195 dự án DDI, tổng vốn đăng ký khoảng 2,54 triệu tỷ đồng. Vượt qua khó khăn, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, 8 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển tiếp tục phát triển, tạo việc làm cho gần 4 triệu lao động, tăng khoảng 90.000 lao động so với cuối năm 2020. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển đạt khoảng 140 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 100,7 tỷ USD, tăng 2,9%, chiếm 47,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; đóng góp khoảng 96,5 nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Về phát triển cụm công nghiệp, đến nay, cả nước có 968 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 30.900 ha. Trong đó, có 730 cụm đang hoạt động, thu hút khoảng 13.500 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, tỷ lệ lấp đầy 63%, tạo việc làm cho trên 580.500 lao động.

Chủ động ứng phó với dịch bệnh, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm công nghiệp đã xây dựng các phương án phòng, chống dịch hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong quá trình hoạt động do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đứt gãy, gây thiếu nguồn cung đầu vào và thị trường đầu ra; công tác tuyển dụng, giữ chân người lao động, giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh của các chuyên gia còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, nhiều tỉnh, thành có hướng dẫn phòng chống dịch chưa hợp lý hoặc áp dụng cứng nhắc các biện pháp phòng chống dịch khiến chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu của các doanh nghiệp bị gián đoạn nghiêm trọng. Các hoạt động hỗ trợ công nhân, lao động, nhất là hỗ trợ về chỗ ở chưa đồng bộ gây khó khăn trong kiểm soát dịch, bệnh...

Tại hội nghị, đại diện các địa phương, doanh nghiệp đã tập trung thảo luận về những khó khăn đồng thời kiến nghị: Có cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp về chi phí liên quan đến cách ly, xét nghiệm; rút ngắn thời gian thông quan các lô hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp; quy định, hướng dẫn cụ thể về quy trình, thời hạn các cơ quan y tế địa phương phối hợp với doanh nghiệp trong đánh giá, phân luồng, tách F0, F1 ra khỏi môi trường làm việc...

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành nhấn mạnh: Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cả hệ thống chính trị nỗ lực thực hiện mục tiêu kép, phục hồi sản xuất nhưng phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh. Để thực hiện tốt điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm cao từ các cơ quan trung ương tới địa phương và doanh nghiệp. Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động tổng hợp, nắm bắt khó khăn, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp để đề xuất, kịp thời giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách, nhất là trong thu hút đầu tư. Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh việc tiêm đủ liều vắc xin cho người lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp để duy trì trạng thái sản xuất bình thường mới. Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng phương án, hướng dẫn tổ chức giao thông phù hợp với diễn biến dịch bệnh, đảm bảo lưu thông hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất. Các doanh nghiệp cần khẩn trương xây dựng phương án phục hồi, trở lại sản xuất kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, từ cuối tháng 6 đến nay, dịch bệnh đã xảy ra trực tiếp trên địa bàn tỉnh, gây ảnh hưởng nặng nề, toàn diện, sâu rộng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh trong tháng 7 và 8 có mức tăng trưởng giảm dần.

Với những nỗ lực tự làm mới mình, trong suốt thời gian 8 tháng qua, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với sự chung tay, giúp sức của cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế của Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục phát triển; một số chỉ tiêu KTXH có tăng trưởng trong 08 tháng đầu năm 2021. Cụ thể, GRDP 06 tháng đầu năm 2021tăng 5,89%, giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu khí tăng 6,31%; Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,17%; ngư nghiệp tăng 3,57%; lâm nghiệp giảm 3,17%; Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 5,06%; Kim ngạch xuất khẩu đạt 4915 triệu USD; Kim ngạch nhập khẩu triệu USD; Chỉ số tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tỉnh tháng năm giá bình quân 8 tháng đầu năm 2021 tăng 2,21%.

Về tình hình doanh nghiệp, lũy kế 8 tháng đã đăng ký thành lập mới cho 911 doanh nghiệp, bằng 78,94% so cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký 17.663 tỷ đồng, tăng 25,41% so cùng tuy nhiên đối mặt với số lượng doanh nghiệp giải thể và ngưng hoạt động trên bàn tỉnh là 397 doanh nghiệp, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2020. Đến cuối tháng tháng 8/2021 có 11.423 doanh nghiệp đang hoạt động.

Về tình hình thu hút đầu tư, trong 06 tháng đầu năm 2021 tình hình thu hút FDI tăng cả về số dự án (tăng 7,69%) và vốn đăng đăng (tăng 2,7 lần) và thu hút đầu tư trong nước có vốn đầu đăng ký tăng 74,09% so với cùng kỳ; tuy nhiên trong 02 tháng tiếp theo tình hình thu hút FDI dấu hiệu chậm lại trước tác động mạnh của đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 tại nhiều dịa phương trong cả nước từ cuối tháng 4/2021 và trực tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh tháng 6/2021, kéo dài đến nay đã ảnh hưởng nặng nề, toàn điện, sâu rộng đến toàn bộ các hoạt động KTXH trên địa bàn tỉnh; có tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Lũy kế 8 tháng năm 2021, tỉnh Bà Rịa Tàu cấp mới và điều chỉnh vốn đầu tư 34 dự án FDI với tổng vốn đăng ký tăng thêm và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài 394 triệu USD (cả nước khoảng 19 tỷ USD) và chấp thuận chủ trương đầu dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký mới 13.996 tỷ đồng.

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu kiến nghị Bộ Y tế phân bổ nguồn vaccine đảm bảo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu đến ngày 31/10/2021 tiêm vắc xin mũi 1 cho ít nhất 70% tổng số lao động của doanh nghiệp, đến ngày 31/12/2021 tiêm vắc xin 100% mũi 1 tổng số người lao động, trong đó 70% người lao động được tiêm mũi 2. Tỉnh cũng kiến nghị Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an có hướng dẫn, thực hiện thủ tục trực tuyến đối với thủ tục gia hạn visa; Bộ Y tế xem xét về đề nghị giảm thời gian cách ly của các chuyên gia nước ngoài sau khi nhập cảnh khi đã tiêm đủ liều vaccine và đã có kết quả xét nghiệm âm tính…

Nguyễn Hằng

Tin mới hơn
Tin cũ hơn